Dẻo thơm xôi nếp Tú Lệ - hạt ngọc trời ban

Dẻo thơm xôi nếp Tú Lệ - hạt ngọc trời ban

03/08/2020 09:21:08, lượt xem: 2917

“Có những người không biết Tú Lệ ở đâu trên bản đồ chữ S thân thương nhưng lại đem lòng “say đắm”  hạt gạo nếp trắng trong tròn đều của miền thung lũng này, lỡ ăn một lần rồi nhớ mãi không quên”.

Được bao bọc bởi 3 ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song, xã Tú Lệ huyện Mù Cang Chải từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong, khi đồ lên có vị thơm, dẹo hiếm có.

Đó là giống nếp Tú Lệ (theo tiếng Thái gọi là nếp Tan Lả), thân thương hơn nhiều người sẽ gọi với cái tên hạt ngọc trời ban.

Hạt xôi tròn mẩy, trắng trong, dẻo thơm khó quên

Hạt nếp Tú Lệ - món quà trời ban

Trong chuyến ngao du Tây Bắc mới đây, chúng tôi dừng chân tại thung lũng Tú Lệ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) – mảnh đất nằm cạnh con suối Mường Lùng, nổi tiếng bởi loại nếp Tú Lệ.

Nằm ngay trên quốc lộ 32, Phố núi xinh đẹp này từ lâu đã trở thành điểm dừng chân, thưởng thức các món ăn từ gạo nếp đặc sản quen thuộc như: Cốm, bánh trưng đen, xôi nếp,.. của khách lữ hành khắp miền tới thăm Mù Cang Chải. Và những ai đã một lần có cơ duyên được thưởng thức những món ăn được chế biến từ loại nếp đặc sản này, sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà thơm dịu đầy sức quyến rũ.

Đến Tú Lệ vào ngày thu tháng 9, từ rất xa đã cảm thấy hương thơm man mác, ngọt ngào của lúa nếp. Cả một vùng thung lũng ửng vàng của sắc lúa chín. Khói đốt đồng lãng bãng,... đây đó thấp thoáng cô thiếu nữ váy áo chàm giữa cánh đồng đang gặt lúa. Vẻ đẹp an yên, khiến bất cứ ai được chứng kiến cũng cảm thấy nao lòng tới khó tả.

Ghé vào một quán xôi bên đường, mỗi người chúng tôi vo một nắm xôi nếp ăn kèm với thịt bản nướng thơm lừng. Ăn một miếng cả đoàn nhìn nhau tấm tắc “Chưa bao giờ ăn xôi ngon thế, mềm dẻo, thơm thế”. Vừa thưởng thức xôi, chúng tôi vừa nghe chị chủ quán giới thiệu về thứ đặc sản món xôi đặc biệt này.

Xôi nép Tú Lệ ăn kèm thịt nướng ngon tuyệt

Chuyện kể rằng, ngày xưa rất xưa, tổ tiên của người Thái được tiên ông ban cho giống thóc quý. Tiên ông dặn rằng hãy lựa chọn một nơi thích hợp để gieo trồng, sẽ được loại nếp thơm ngon hiếm có. Người Thái đã mang hạt giống này gieo ở khắp miềng Tây Bắc, nhưng không có nơi nào mang lại hạt gạo như lời Tiêng ông dặn, nơi thóc không nảy mầm, nơi thì lúa còi cọc bông lép,... Khi cả đoàn ghé qua Khau Phạ (Sừng trời), dừng ở con suối Mường Lùng uống nước, thấy dòng nước mát, phù sà, ngọt lịm, ngẩng mặt lên thấy một miền phù sau tươi tốt.

Già làng tộc người Thái đã quyết định ở lại vỡ ruộng trồng lúa, quả nhiên thóc tiên gieo xuống đã nảy mầm và tươi tốt lạ thường, khi trở bông tỏa ra hương thơm tinh khiết. Khi lúa chín đem đi xay được hạt gạo to, tròn, trắng trong và có hương thơm quyến rũ vô cùng.

Loại gạo này khi đồ trong tro gỗ thì vừa dẻo, vừa thơm lại có vị béo ngậy và ngọt đậm vô cùng, hương thơm bay mê say khắp bản. Con trai trong bản ăn thứ xôi nếp ấy trở thành những thanh niên khỏe mạnh dẻo dai, làm ruộng nương không biết mệt. Các cô gái ăn vào thì da trắng trong, mịn màng như hạt ngọc trời, mái tóc đen nhánh, miệng cười như hoa làm đám trai bản ngẩn ngơ, thổn thức,...

Đẻ cảm tạ tấm lòng Tiên ông ban cho giốn thóc quý, cứ vào tháng 10 hàng năm, mùa lúa chín người Thái khắp thung lũng Tú lệ thường tổ chức lễ cơm mới. Lễ vật cúng là những bông lúa to hạt mẩy làm cốm, làm bánh, làm xôi.

Dẻo thơm hạt nếp Tú Lệ - niềm tự hào mảnh đất Yên Bái

Nghe chị chủ quán kể chuyện, lại trực tiếp thưởng thức những miếng xôi nếp thơm ngon, những người trong đoàn đều thấy lời chị nói không quá tí nào. Đĩa xôi Tú Lệ trắng trong, hạt nào hạt nấy đều tăm tắm, mềm dẻo, khi nhai trong miệng vừa thấy thơm, thấy ngọt, thấy béo,... làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.

Hạt gạo nếp Tú Lẹ trong ngần đều tăm tắp

Để có những được hạt gạo nếp Tú Lệ thơm ngon, người dân Tú Lệ phải tỉ mỉ chăm sóc những thửa ruộng của mình từ lúc gieo trồng tới lúc gạt hái, có lẽ phải “nằm gai nếm mật” trực tiếp chứng kiến thì mới hiểu hết giá trị của từng hạt nếp. Nếp Tú Lệ không chỉ được đồ thành xôi mà còn được người Thái khéo léo chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng để giới thiệu với khách thập phương.

Vào mùa thu, những cô gái Thái sẽ trực tiếp ra đồng chọn lựa những cành lúa non ngon nhất, hạt đều nhất mang về giã thành cốm. Không dùng máy, cốm sẽ được người Thái giã trực tiếp bằng cối đá để giữ nguyên được mùi hương, vị ngọt của lúa non. Sau đó cốm sẽ được gói trong lá dong xanh, giúp làm tăng hương thơm mùi lúa sữa. Ngoài ra, gạo nếp Tú Lệ còn được dùng để nấu cháo, đây là món chỉ những người thực sự sành ăn mới biết tới bởi nó vừa ngon mà lại vô cùng bổ dưỡng. Đặc biệt, rượu cần làm bằng nếp Tú Lệ thì thơm ngon không có loại rượu nào sánh nổi.

Lý giải về những đặc trung của nếp Tú lệ, các nhà khoa học cho rằng sở dĩ gạo nếp Tú lệ có vị dẻo, thơm ngon như vậy là do được gieo trên nền đất hiếm, tầng phong hóa mỏng và nồng độ kali cao, điều này tạo nên nét đặc thù của Tú Lệ, không lẫn với bất cứ nơi nào khác. Nếp Tú Lệ là đặc sản trời cho mà không ở vùng nào có dược và đã trở thành niềm tự hào của những người dân Tú Lệ nói riêng, Yên Bái nói chung.

Không ít người thấy giống nếp quý, đã mang đi nơi khác trồng, hạt gạo dù vẫn dẻo nhưng không giữ được hương thơm đặc trực của nó. Chẳng vậy mà nhiều người vẫn quả quyết rằng xôi nếp Tú Lệ ngon phải là nếp được trồng ngay tại thung lũng Tú Lệ, được tưới bằng nước suối trong Mường Lùng. Đem giống này đi trồng nơi khác, không ra được gạo nếp hồn vía Tú Lệ.

Cánh đồng Tú Lệ

“Hữu xạ tự nhiên hương”, không ai quảng cáo, chẳng ai PR nhưng tiếng tăm của giống nếp quý Tú Lệ ngày càng lan xa. Hằng năm, mỗi khi Tết đến, những người sành ăn ở mọi miền, dù cách xa đến hàng trăm cây số cũng tìm bằng được xôi nếp Tú Lệ về gói bánh trưng, thổi xôi thờ cúng tổ tiên và đón khách.

Ngày nay, mỗi khi có dịp đi qua Tú Lệ, du khách gần xa đều ghé qua phố núi này thưởng thức món xôi với thịt nướng ngon tuyệt ở đây, khi ra về ai cũng cố mua dăm ba cân nếp Tú Lệ về làm quà cho bạn bè và người thân.

Trời về chiều, đoàn “lữ khách” chúng tôi chào tạm biệt chị chủ quán xôi lên đường tiếp tục xuôi theo quốc lộ 32, vượt con đèo Khau Phạ tới với Mù Cang Chải. Với riêng tôi, dù đã vượt xa Tú Lệ hàng chục cây số nhưng quanh quẩn trong đầu tôi vẫn lưu luyến mãi mùi hương thơm nồng nàn của loại gạo nếp quý, cùng sự thân thiện hiết khách của người dân nơi đây.

Tin liên quan